RGF là thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Recruit Nhật Bản

News & Events

What's New in Việt Nam

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN CÔNG TY NHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

2021/03/05

Làm sao để thể hiện tốt bản thân trong buổi phỏng vấn với các công ty Nhật? Những điều gì cần lưu ý khi đi phỏng vấn với các doanh nghiệp Nhật Bản? Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc tại những công ty Nhật Bản, hãy chắc chắn mình nắm rõ những kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật sau đây để chinh phục được nhà tuyển dụng đến từ xứ sở mặt trời mọc.

 

Nội dung bài viết bao gồm:

- Những điều cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn

- Tuyển tập những câu hỏi thường gặp

- Những điều cần chú ý khi đi phỏng vấn

 

1. Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật - Những điều cần chuẩn bị

Để có một buổi trình bày ấn tượng, hãy chắc chắn rằng bạn chuẩn bị mọi thứ kỹ càng trước buổi phỏng vấn. Một số gạch đầu dòng mà bạn cần lưu ý chuẩn bị như sau:

图片1.png

Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật


Hiểu rõ bản thân

Trước mỗi buổi phỏng vấn, hãy dành thời gian tìm hiểu về bản thân điểm mạnh, điểm yếu cũng như lý do bạn lựa chọn công ty này. Nhà tuyển dụng sẽ kỳ vọng nhìn thấy được Năng lực của bạn thông qua buổi phỏng vấn, bên cạnh đó sự phù hợp cùng với động lực và lòng nhiệt thành của bạn cũng góp phần quyết định kết quả phỏng vấn.

Tìm hiểu thông tin kỹ càng về doanh nghiệp

Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về doanh nghiệp cho thấy việc ứng viên hiểu rõ công việc này đến đâu. Một số câu hỏi mà bạn cần tự trả lời được như: Những công việc bạn sẽ làm khi vào làm ở công ty? Công việc này có gì thay đổi so với công ty hiện tại? Kinh nghiệm ở công ty cũ giúp gì bạn khi làm việc ở đây? Người Nhật thường gắn bó rất lâu với công việc của mình, nên họ muốn lựa chọn những ứng viên thực sự phù hợp, có thể đi lâu dài cùng doanh nghiệp. Bên cạnh đó tìm hiểu về văn hóa của công ty còn thể hiện bạn thực sự muốn làm việc ở công ty này. Theo kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật, bên cạnh các yếu tố về năng lực, nhà tuyển dụng tìm kiếm sự phù hợp và mong muốn làm việc ở công ty vì những ứng viên này sẽ có thể gắn kết với công ty.

Chuẩn bị những câu hỏi giả định

Để có được sự tự tin cũng như chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn, việc chuẩn bị và tập trước những câu hỏi giả định là điều cần thiết. Bạn có thể luyện tập trước với những câu hỏi quen thuộc như: Giới thiệu về bản thân, điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì? Lý do chuyển việc? Lý do ứng tuyển? Quan điểm của bạn về công việc/vị trí này là gì? Bạn có thể chuẩn bị bằng cách, soạn sẵn câu trả lời thật thuyết phục. Sau đó thử trả lời thành tiếng, luyện tập nhiều lần để có được sự tự nhiên và tự tin. Lưu ý trong lúc luyện tập, bạn có thể luyện tập trước gương và chú ý đến biểu cảm, từ ngữ mà bạn sử dụng để thể hiện được bản thân tốt nhất trước nhà tuyển dụng.


2. Tuyển tập những câu hỏi khi đi phỏng vấn công ty Nhật

图片2.png

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn công ty Nhật


Dựa trên kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật, dưới đây là một số mẫu câu hỏi thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

- Bạn muốn làm công việc gì sau khi vào công ty?

- Bạn nghĩ điều gì là quan trọng (cần thiết) trong công việc này?

- Hãy nói cho tôi biết quan điểm về công việc của bạn?

- Hãy kể về những thành công và thất bại trong công việc của bạn.

- Hãy nói cho tôi ý kiến của bạn về hiện trạng của ngành nghề này.

- Bạn đang nhận được mức lương bao nhiêu?

- Bạn mong muốn mức lương tầm bao nhiêu?

- Bao giờ thì bạn có thể làm việc?

- Phải làm thêm giờ có sao không?

- Ngoài công ty này, bạn có ứng tuyển ở công ty khác không?

- Lý do đổi việc nhiều lần là gì?

- Bạn làm gì trong thời gian đổi việc từ công ty A sang công ty B


Ngoài việc soạn sẵn các câu trả lời thuyết phục, bạn cần chú ý một số điểm sau khi trả lời phỏng vấn.

Đầu tiên phải kiểm soát toàn bộ cơ thể, có tư thế ngồi thoải mái nhưng lịch sự. Khi trả lời, lưu ý luôn nhìn thẳng vào mắt người hỏi. Cố gắng trả lời bằng ngôn ngữ của chính mình sẽ khiến bạn trở nên tự tin và tự nhiên hơn. Luôn luôn trả lời thẳng vào câu hỏi, dùng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu. Nếu gặp phải câu hỏi phức tạp, đừng ngần ngại hỏi lại nhà tuyển dụng để nắm rõ ý.

3. Một số điều lưu ý khi đi phỏng vấn

Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung phỏng vấn tốt, đừng quên chú ý tác phong và một số hành động nhỏ sau để có thể ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng và có lợi thế hơn so với những ứng viên khác.

- Luôn ăn mặc lịch sự chỉn chu

- Đến buổi phỏng vấn sớm hơn 10 phút

- Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết: bút, sổ, hoặc hồ sơ ứng tuyển nếu công ty có yêu cầu…

- Tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung khi phỏng vấn.

 

Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật dành cho những ai đang có nhu cầu hoặc có ý định tìm kiếm cơ hội ở công ty đến từ xứ sở mặt trời mọc.

 

Hiện nay RGF là công ty tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự cho các công ty Nhật hàng đầu trên thị trường. RGF là tập đoàn tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản. RGF HR Agent Việt Nam là cầu nối cho các ứng viên đang tìm công việc mơ ước với các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản hàng đầu, đem đến hàng ngàn cơ hội việc làm tuyệt vời hàng năm.

 

Liên hệ RGF để được tư vấn và hỗ trợ những thông tin bổ ích và sát thực với thị trường lao động Nhật Bản cũng như tăng cơ hội chạm tay vào công việc mơ ước.

 


TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP



Kết nối với chúng tôi

VIỆC LÀM TIẾNG NHẬT THEO NGÀNH

Ngành Dịch Vụ Tài Chính (Quản lý quỹ đầu tư/ Ngân hàng/ Bảo hiểm/ Bất động sản, v.v.)
Ngành Tiêu Dùng/ Bán Lẻ (Hàng cao cấp/ Thời trang/ Thực phẩm/ Điện tử, v.v.)
Ngành Y Tế (Điều trị/ Khám sức khỏe/ Khoa học đời sống, v.v.)
Ngành Dịch Vụ (Truyền thông/ Quan hệ công chúng (PR)/ Tư vấn/ Giáo dục/ Dịch vụ ăn uống, giải trí, v.v.)
Ngành Công Nghệ/ Hệ Thống Mạng (Công nghệ thông tin/ Phần mềm/ Phần cứng/ Di động/ Truyền thông, v.v.)
Ngành Sản Xuất (Ô tô/ Hóa chất/ Điện gia dụng/ Kim loại/ Nhà máy, v.v.)
Ngành Thương Mại/ Vận Chuyển/ Xuất Nhập Khẩu
Ngành Năng Lượng
Công Ty Đa Ngành
Dịch Vụ Nghiệp Vụ Doanh Nghiệp (còn gọi là Dịch Vụ Thuê Ngoài) (BPO)

VIỆC LÀM TIẾNG NHẬT THEO NGHỀ

Hành chính văn phòng / Thư ký / Trợ lý / Phiên dịch
Tài chính & Kế toán
Ngân hàng/ Dịch vụ tài chính
Hành chính Nhân sự/ Tổng vụ
Pháp lý / Pháp chế / Sở hữu trí tuệ
Web / Game / Thương mại điện tử / Lập trình viên / Thiết kế
Kỹ sư hệ thống / Quản lý dự án / Kỹ sư / Hệ thống mạng
Kinh doanh Bán hàng (Quản lý/ Trợ lý/ Tiếp thị/ Lập kế hoạch/v.v.)
Kế hoạch hóa sản phẩm / Tiếp thị / Nghiên cứu thị trường
Y tế / Dịch vụ khám chữa bệnh / Điều dưỡng / Dược sĩ
Sản xuất / Quản lý chất lượng / Thiết kế / Quản lý sản xuất / Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Tư vấn viên / Nghiên cứu chiến lược / Kế toán
Quản lý cấp cao (CEO, GM, VP, v.v.)
Bất động sản / Bảo trì thiết bị / Quản lý tài sản
Quản lý hậu cần / Thương mại / Thu mua / Nhân viên mua hàng / Phát triển cửa hàng
Giáo dục
Quảng cáo/ Truyền thông/ Giải trí/ Nhiếp ảnh gia
Tổng đài / Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Quan hệ công chúng / IR / CSR
Hoạch định kế hoạch kinh doanh / Quản lí kinh doanh / Phát triển doanh nghiệp
Kỹ sư bán hàng / Kỹ sư dịch vụ kỹ thuật
Dịch vụ ăn uống / Khách sạn / Du lịch / Tổ chức tiệc cưới / Nhân viên bán hàng
Massage / Thẩm mỹ / Thợ làm móng
Nhân viên sân bay / Phi hành đoàn / Tài xế / An ninh
Kiến trúc sư / Nhà thiết kế nội thất / Nhà thiết kế thời trang
Luật sư / Luật sư bằng sáng chế/ Nhân viên tư pháp / Chuyên gia về các thủ tục hành chính
Khác

VIỆC LÀM TIẾNG NHẬT THEO KHU VỰC

Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội
Đà Nẵng
Thành phố Hải Phòng
Khác